2 TAI NẠN PHỔ BIẾN KHI DÙNG PARACETAMOL

– Với người bệnh chỉ có hắt hơi sổ mũi, nước mũi chảy ròng ròng (có thể do cảm lạnh, do viêm mũi dị ứng), có rất nhiều cách chữa ko cần dùng Paracetamol (Panadol , decolgen, efferangan) đã có thể giảm nhẹ, hết các triệu chứng nói trên thì người ta lại uống nó với liều 1-2 viên/lần x 3 hoặc 4 lần/ngày. Gần 4.000mg paracetamol/ngày được đưa vào cơ thể khiến gan phải làm việc oan uổng.
– Với người bệnh sốt cao hay đau nhức dai dẳng, thầy thuốc thường cho liều cao hoặc dùng paracetamol nhiều ngày, nhưng thường quên kiểm tra trước đó bệnh nhân đã dùng thuốc có chứa paracetamol hoặc các loại thuốc tương tác có hại với paracetamol (như phenobarbital…) cũng dẫn đến ngộ độc. Nhiều bệnh nhân đã hết sốt cao 2 ngày, không đau nhức mà bệnh nhân vẫn được phát efferangan codein. Có lẽ đó cũng là một nguyên nhân góp phần làm gia tăng số bệnh nhân suy gan, bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết mỗi ngày một tăng (có trường hợp men gan cao, tiểu cầu giảm mà vẫn được phát thuốc uống có chứa paracetamol). Thiếu sót phổ biến là bác sĩ cấp đơn cho người có thẻ bảo hiểm y tế thường kèm theo 10-20 viên paracetamol 500mg với các thuốc chữa bệnh khác trong khi người bệnh không đau nhức, không sốt cao, đơn thuốc vẫn ghi: ngày uống 2-3 lần x 1-2 viên. Do đó, phần lớn người bệnh cứ theo đơn mà uống đến hết thuốc được cấp, dù không sốt, không đau. Hậu quả là vừa lãng phí thuốc, vừa gây suy gan của người bệnh.

Lời khuyên thiết thực: Nếu bạn KHÔNG ĐAU, KHÔNG SỐT trên 38,5 độ C thì không nên dùng Paracetamol. Nếu phải dùng , không dùng quá 3000mg/ngày
Hạn chế tối đa, sử dụng khi cần thiết nếu bạn không muốn hủy hại chức năng Gan của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *